Lịch sử Châu_Phi_Hạ_Sahara

Bài chi tiết: Lịch sử châu Phi

Tiền sử

Vùng Đường nứt Đông Phi là nơi được cho là nguồn gốc loài người. Người tinh khôn đã xuất hiện khoảng 250.000 năm trước, và bắt đầu di cư khắp châu Phi, tới Nam Phi (L1) và Tây Phi (L2), trước khi di cư ra khỏi châu Phi khoảng 70.000 năm trước (L3).

Cuộc mở rộng Bantu là một cuộc di cư lớn bắt nguồn từ Tây Phi khoảng 2500 trước Công Nguyên, tới Đông và Trung Phi ở năm 1000 trước Công Nguyên và Nam Phi ở những thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên.

Sau khi Sahara trở thành một sa mạc, nó không phải là một barrier ngăn cách hoàn toàn với các du khách giữa Bắc và Nam bởi con người đã biết từ sử dụng dè xẻn cho tới việc mang theo nước, lương thực và đồ hậu cần cho việc băng qua sa mạc. Trước khi lạc đà được xuất hiện,[9] việc dùng bò để vượt sa mạc là điều thường thấy, và các con đường thương mại dọc theo các ốc đảo đã kéo dài qua sa mạc. Mọi người cho rằng lạc đà lần đầu tiên được đưa tới Ai Cập sau thời Đế chế Ba Tư chinh phục Ai Cập năm 525 trước Công Nguyên, dù các đàn gia súc lớn vẫn chưa phải là điều thường thấy ở Bắc Phi đủ để tạo nên một con đường thương mại xuyên Sahara cho tới thế kỷ thứ VIII của Công Nguyên.[10]

Đông Phi

Bài chi tiết: Lịch sử Đông Phi
Xem thêm thông tin: Lịch sử Ethiopia

Sự phân bố của hệ ngôn ngữ Nilo-Sahara là bằng chứng của một sự liên hệ chắc chắn của trung Sahara, Sahel và Đông Phi từ những thời tiền sử. Nubia cổ có lẽ đã hoạt động như một cây cầu kết nối Ai Cập cổ đại với châu Phi Hạ Sahara, dựa trên những dấu vết của dòng chảy gene từ nam lên bắc thời tiền sử.[11] Kush, Nubia ở giai đoạn hùng mạnh nhất của mình được coi là nền văn minh đô thị cổ nhất của châu Phi Hạ Sahara. Nubia là một nguồn cung cấp vàng lớn cho thế giới cổ đại. Vì thế, ngôn ngữ Nubia cổ chính nó là một thành viên của hệ Nilo-Sahara. Tiếng Nubia cổ (có thể cho rằng bên cạnh Meroitic) thể hiện ngôn ngữ châu Phi cổ nhất được chứng nhận bên ngoài nhóm Afro-Asiatic.

Đế chế Axumite trải dài từ phía nam Sahara và Sahel dọc theo bờ biển phía tây của Hồng Hải. Nằm ở phía bắc EthiopiaEritrea, Aksum liên quan sâu vào mạng lưới thương mại giữa Ấn ĐộĐịa Trung Hải. Xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, nó phát triển hùng mạnh ở thế kỷ thứ nhất của Công Nguyên. Kế tục nó là triều đại Zagwe ở thế kỷ thứ X.

Nhiều phần phía tây bắc Somalia nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Ethiopia ở thế kỷ thứ XIV, cho tới năm 1527 một cuộc nổi dậy của Imam Ahmad ibn Ibrihim al-Ghazi đã dẫn tới cuộc xâm lược Ethiopia. Triều đại Ajuran đã cai trị nhiều vùng của Đông Phi từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX.

Sự gần gũi của Kenya với Bán đảo Ả Rập đã tạo điều kiện cho quá trình thực dân hoá, và những khu vực định cư Ả RậpBa Tư đã xuất hiện dọc theo bờ biển ở thế kỷ thứ VIII. Trong thiên niên kỷ đầu tiên của Công Nguyên, những bộ tộc nói các ngôn ngữ NiloticBantu đã di chuyển vào trong vùng, và người Bantu hiện đã chiếm ba phần tư dân số Kenya. Ở những thế kỷ trước quá trình thực dân hoá, bờ biển Swahili của Kenya là một phần của vùng Đông Phi có quan hệ thương mại với thế giới Ả Rập và Ấn Độ đặc biệt là buôn bán ngà voinô lệ. Swahili, một ngôn ngữ Bantu có nhiều từ mượn của tiếng Ả Rập, Ba Tư và các ngôn ngữ Trung Đông và Nam Á khác, đã phát triển như một ngôn ngữ chung cho thương mại giữa các tộc người khác nhau.

Năm 1498, Vasco da Gama trở thành người Châu Âu đầu tiên tới bờ biển Đông Phi, và tới năm 1525 người Bồ Đào Nha đã chinh phục toàn bộ bờ biển. Sự cai trị của Bồ Đào Nha kéo dài tới tận đầu thế kỷ XVIII, khi người Ả Rập từ Oman đã thiết lập được cơ sở chắc chắn trong vùng. Với sự hỗ trợ của người Ả Rập Oman, các cư dân bản xứ dọc bờ biển đã thành công trong việc đánh đuổi người Bồ Đào Nha khỏi vùng phía bắc Sông Ruvuma hồi đầu thế kỷ XVIII.

Tây Phi

Bài chi tiết: Lịch sử Tây Phi
Xem thêm thông tin: Vương quốc Sahelian

Văn hoá Nok được biết đến từ một kiểu hình trang trí đất nung được tìm thấy ở Nigeria, có niên đại trong khoảng năm 500 trước Công Nguyên tới năm 200 của Công Nguyên. Có một số vương quốc thời trung cổ ở phía nam Sahara và Sahel, dựa trên con đường thương mại xuyên Sahara, gồm Đế chế GhanaĐế chế Mali, Đế chế Songhai, Đế chế Kanem và sau đó là Đế chế Bornu. Đế chế Benin là một nhà nước tiền thuộc địa của Nigeria (1440–1897).

Các vương quốc IfẹOyo ở khối phía tây Nigeria trở nên hùng mạnh trong khoảng năm 700–900 và 1400. Một vương quốc mạnh khác ở phía tây nam Nigeria là Vương quốc Benin, thời kỳ hùng mạnh của họ kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. Tầm ảnh hưởng của chúng đạt tới tận thành phố Eko nổi tiếng và thành phố này đã được các thương nhân Bồ Đào Nha và những người châu Âu định cư đầu tiên đặt tên là Lagos. Ở thế kỷ XVIII, Oyoliên minh Aro là đầu mối của hầu hết nô lệ được xuất khẩu từ Nigeria.[12]

Sau những cuộc chiến tranh Napoleon, người Anh đã mở rộng thương mại với phần nội địa Nigeria. Năm 1885, người Anh tuyên bố vùng Tây Phi thuộc ảnh hưởng của họ và nhận được sự công nhận quốc tế và vào năm sau đó Công ty Hoàng gia Niger được hưởng đặc quyền dưới sự lãnh đạo của Ngài George Taubman Goldie. Năm 1900 lãnh thổ của công ty thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Anh, và nước Anh sẽ củng cố quyền cai quản của mình trên một vùng lãnh thổ sẽ trở thành nước Nigeria hiện đại. Ngày 1 tháng 1 năm 1901 Nigeria trở thành một nhà nước bảo hộ thuộc Anh Quốc, một phần của Đế chế Anh, cường quốc mạnh nhất thế giới thời kỳ đó.

Trung Phi

Bài chi tiết: Lịch sử Trung Phi

Cuộc mở rộng Bantu có những bộ phận trung tâm đầu tiên ở Tây Phi, được phân chia thành nhóm Tây và Đông Bantu ở khoảng năm 1500 trước Công Nguyên. Nhóm Đông có trung tâm tại Urewe, ở nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Một loạt các cuộc mở rộng về phía nam sau đó, thành lập nên một hạt nhân của Congo ở cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Trong một động thái cuối cùng, cuộc mở rộng Bantu đạt tới miền nam châu Phi ở thiên niên kỷ thứ nhất của Công Nguyên.

Miền Nam châu Phi

Những khu định cư đầu tiên của những người nói tiếng Bantu, là những người chăn nuôi và trồng trọt thời đồ sắt, đã hiện diện ở phía nam Sông Limpopo ở thế kỷ thứ IV hay thứ V (xem Mở rộng Bantu) thay thế và hấp thu những bộ tộc nói tiếng Khoi-San nguyên thuỷ. Cuộc di cư chậm chạp về phía nam và những dụng cụ đồ sắt đầu tiên ở Tỉnh KwaZulu-Natal hiện nay được cho là có niên đại khoảng năm 1050. Nhóm ở xa nhất phía nam là người Xhosa, ngôn ngữ của họ có pha trộn một số nét ngôn ngữ của người Khoi-San trước đó, đạt tới Fish River, ở Tỉnh Eastern Cape ngày nay.

Monomotapa là một vương quốc trung cổ (khoảng 1250–1629) thường trải dài giữa các con sông ZambeziLimpopomiền Nam châu Phi tại các quốc gia ZimbabweMozambique hiện này. Vương quốc này nổi tiếng về các tàn tích của thủ đô cũ của họ tại Great Zimbabwe.

Năm 1487, Bartolomeu Dias trở thành người châu Âu đầu tiên đi tới mũi cực nam châu Phi. Năm 1652, một trạm tiếp tế được thành lập ở Mũi Hảo Vọng bởi Jan van Riebeeck thay mặt cho Công ty Đông Ấn Hà Lan. Trong hầu hết thế kỷ XVII và XVIII, các khu định cư thuộc Hà Lan dần mở rộng.

Anh Quốc đã chiếm vùng Mũi Hảo Vọng năm 1795, bề ngoài là để ngăn nó rơi vào tay người Pháp nhưng cũng là để tìm cách sử dụng Cape Town như một điểm dừng trên con đường tới AustraliaẤn Độ. Sau này Anh trao trả lại nó cho Hà Lan năm 1803, nhưng ngay sau đó Công ty Đông Ấn Hà Lan đã tuyên bố phá sản, và người Anh sáp nhập Cape Colony năm 1806.

Vương quốc Zulu (1817–79) là một nhà nước bộ tộc ở phía nam châu Phi ở nơi hiện là Kwa-Zulu ở phía đông nam Nam Phi. Vương quốc nhỏ này trở nên nổi tiếng thế giới sau cuộc Chiến tranh Anh-Zulu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Châu_Phi_Hạ_Sahara http://www.acdi-cida.gc.ca/subsaharanafrica http://www.medicusmundi.ch/mms/services/bulletin/b... http://news.nationalgeographic.com/news/2003/06/06... http://www.sciencedaily.com/releases/1999/07/99071... http://news.xinhuanet.com/english/2006-10/04/conte... http://exploringafrica.matrix.msu.edu/images/subsa... http://www.umsl.edu/services/govdocs/wofact2008/in... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/query.fcgi?cmd=... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/query.fcgi?cmd=... http://travel.state.gov/tips_sub-saharanafica.html